CATALOGUE Bảo Phát-01

Chiếu sáng đường phố

Chiếu sáng đường phố, công cộng và chiếu sáng sân vườn như Đèn cao áp, cột đèn chiếu sáng, chóa đèn cao áp, đèn trang trí,  cột đèn trang trí sân vườn, cùng với các thiết bị bổ trợ trong ngành chiếu sáng…  Sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn của cả Việt Nam và thế giới với giá cả cạnh tranh, tạo được độ tin cậy khi mua hàng.

Dự án Chiếu sáng đường phố

Quy trình thực hiện 1 dự án Chiếu sáng đường phố:

Thuyết minh bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công

Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng.
– Tiêu chuẩn thiết kế “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – tiêu chuẩn thiết kế” TCXDVN 333:2005 ngày 04/04/2005.
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện, QCVN: QTĐ-7:2008/BCT.
– Tiêu chuẩn thiết kế “Chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị” TCXDVN 259-2001.
– Quy phạm trang bị điện 11-TCN-18-2006 đến 11-TCN-21-2006.
– Tiêu chuẩn nối đất và nối không thiết bị điện – TCVN 4756-1989.
I. Phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng.
– Lắp đặt tủ điều khiển chiếu sáng ngoài trời 500V-100A để điều khiển toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trong khu chung cư.( tủ này có thể thay đổi tùy vào lượng đèn chúng ta sử dụng, có thể là 50A, 75A,100A phụ thuộc vào số lượng đèn)
– Nguồn điện cấp cho tủ điều khiển chiếu sáng được lấy từ tủ điện trạm hiện có (đấu nguồn phía sau sau Aptômát tổng của tủ điện trạm). Cáp đấu nguồn dùng cáp đồng ngầm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3×16+1x10mm2, Cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng là cáp đồng ngầm Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3×10+1x6mm2.
– Toàn bộ hệ thống chiếu sáng được cấp điện bằng cáp 3 pha 4 dây có trung tính nối đất.
– Hệ thống chiếu sáng chia làm 3 tuyến, mỗi tuyến cấp điện cho hệ thống chiếu sáng của một block chung cư.
– Dây lên đèn sử dụng cáp đồng Cu/PVC/PVC 0,6-1 kV có tiết diện 2×2,5 mm2.

II. Thiết kế lắp đặt tuyến cáp chiếu sáng.
1. Các đèn chiếu sáng.

2. Thiết kế lắp đặt cột, đèn chiếu sáng.
3.1 Giải pháp bố trí chiếu sáng.

3.2 Dây cáp chiếu sáng và đấu nối.

3.3 Đánh số trụ.

4. Thông số kỹ thuật cột và đèn chiếu sáng:
4.1 Cột đèn tròn hoặc bát giác côn cao 6m – 9m:

4.2 Đèn chiếu sáng:

4.3 Tính toán phần chiếu sáng.

5. Tiếp địa hệ thống chiếu sáng
5.1 Tiếp địa an toàn

5.2 Tiếp địa tủ chiếu sáng.

III. Tính dòng phát nóng cho phép và tính tổn hao điện áp

IV: Biện pháp thi công và lưu ý khi thi công.

1. Vận chuyển
– Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, vật tư chiếu sáng và các thiết bị khác đến vị trí tập kết xây dựng.
– Quá trình vận chuyển không làm hỏng, bẹp các thiết bị như cột, đèn chiếu sáng và không làm xước, đứt dây cáp cấp điện.
2. Đào hố móng
– Đào hố móng đúng vị trí xác định trên mặt bằng, đào đúng kích thước, độ sâu, bề rộng theo thiết kế. Chú ý kiểm tra các công trình ngầm nếu có để tránh làm hư hỏng.
– Dọn sạch đất thừa, làm phẳng đáy mỏng và đầm kỹ.
3. Công tác bê tông
– Bê tông móng cột, móng tủ được đổ tại chỗ bao gồm xi măng, cát vàng, đá, nước.
– Đổ bê tông đúng khối lượng theo thiết kế với từng loại móng đạt đến cốt mặt quy định, để bê tông đông cứng đủ 72 tiếng trở lên mới được lắp đặt các thiết bị khác lên trên.
4. Dựng cột, lắp chùm
– Dựng cột bằng máy kết hợp với thủ công trên khung móng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng phương pháp lắp dựng.
– Kiểm tra độ thẳng đứng của cột đèn. Yêu cầu cột không nghiêng, không lệch.
– Chùm đèn được lắp khớp vào thân cột đảm bảo không bị xoay, bị nghiêng khi có lực khác tác động vào, đúng hướng.
5. Lắp đèn
– Sử dụng máy thi công lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, bộ điện và các thiết bị khác lên cột đèn, siết chặt các bu lông hãm vào cần đèn, thiết bị gá lắp.
– Bảo đảm đèn không bị xoay, quay hướng khi có lực khác tác động lên.
6. Rải cáp ngầm, dây tiếp địa
– Cáp ngầm được chôn trực tiếp trong đất đặt dưới rãnh cáp. Chú ý tránh đứt, xước cáp. Không được cắt cáp, đấu nối cáp giữa hai khoảng cột.
– Lấp đất rãnh cáp bằng cát đen theo đúng khối lượng và độ chặt yêu cầu. Đầm chặt và hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng.
– Đầu nối đầu cáp vào cửa cột, luồn dây lên đèn. Lưu ý không làm xước cáp tránh chạm chập khi vận hành.
7. Lắp đặt tiếp địa
– Mỗi vị trí cuối cột thép phải có 1 cọc tiếp địa. Tại các vị trí có tiếp địa lặp lại phải đóng đủ số cọc theo thiết kế.
– Cọc tiếp địa được chôn sâu dưới đất theo thiết kế.
– Hàn nối cọc tiếp địa với dây thép tròn (hoặc thép dẹt) phải đảm bảo chiều dài mối hàn, mối hàn ngấu, chắc, không có sỉ hàn (nếu lắp ghép bằng bulông thì phải dùng bulông M8 hoặc M10)
– Tưới nước, dầm chặt đất và đo lại trị số điện trở từng vị trí. Nếu không đạt phải đóng thêm cọc…..